Blog

UK – Những điều cần biết (phần 2)

Mục lục đọc nhanh

Thời gian đầu khi mới đến Anh Quốc chắc hẳn ai cũng sẽ bỡ ngỡ khi tiếp xúc môi trường mới. Vậy mình sẽ chia sẻ cho các bạn mình đã làm quen với cuộc sống ở UK như thế nào. 

Phương tiện đi lại

 

Vì mình học tập và sinh sống ở Sunderland, cách London 4 tiếng đi tàu. Nên mình phải  tìm hiểu cách đi từ sân bay Heathrow, London về Sunderland. Vì là mùa dịch nên trường không thể hỗ trợ đón sinh viên nên mình phải đi đến Sunderland.

Theo mình tìm hiểu thì có 4 cách đi từ London đến Sunderland là đi train, coach, uber và máy bay.

  • Nếu đi train các bạn có thể mua vé ở trainline 
  • Nếu đi coach các bạn có thể mua vé ở nationalexpress
  • Các bạn có thể săn vé máy bay giá rẻ tại các đại lý vé máy bay khi các bạn mua vé sang UK.
  • Vì mình sang UK trong lúc tình hình dịch đang căng thẳng nên và cũng đang lockdown nên mình chọn đi Uber từ London về Sunderland. Mình tìm được một chị người Việt chuyên chở DHS từ sân bay về nơi bạn ở thông qua group Hội những người “sắp” đi UK, giá từ London về Sunderland là 360GBP.

 

Cách di chuyển

 

Ở Sunderland sẽ hơi khác với London một chút. Ở Sunderland mình sẽ có 3 tuyến xe bus free của trường là 700, 701, 702. Đây là 3 tuyến xe chạy đến các điểm như: 2 campus của trường (St.Peter và City campus), trung tâm thành phố và các khu kí túc xá của trường. Các bạn chỉ cần show thẻ sinh viên cho driver là sẽ được đi miễn phí. 

Nếu các bạn muốn di chuyển những nơi khác trong thành phố các bạn có thể mua vé trực tiếp với driver, giá vé là 2GBP/1 chuyến và 3.9GBP/all day. Sunderland cũng có hệ thống tàu điện. Giá vé sẽ tuỳ vào nơi bạn muốn đến, nếu các bạn đi nhiều thì mình khuyên các bạn nên mua vé daysaver sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Giá vé daysaver là 5.4GBP, các bạn có thể thoái mái đi tất cả các điểm ở Sunderland và các Newcastle.

Những bạn ở London thì sẽ cần mua thẻ oyster tại các máy bán ở bến tàu giá thẻ là 5GBP, các bạn cần top up thì mới có thể dùng được. Thẻ oyster là dùng để di chuyển underground cũng như bus ở London. Một tip nhỏ có các bạn là nếu các bạn có railcard hãy nhờ các nhân viên ở trạm tàu add nó vào thẻ oyster giúp các bạn nhé, các bạn tiết kiệm được rất nhiều khi di chuyển ở thành phố đắt đỏ như London đấy

Railcard là thẻ giảm giá vé tàu, các bạn sinh viên nên mua thẻ này nhé, các bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều khi mua vé tàu đi các thành phố các chơi đấy. Có rất nhiều loại railcard như 16-25, 26-30, senior, two together… các bạn nên hỏi nhân viên trạm tàu để xác định loại nào phù hợp nhất với mình nhé, thông thường thì DHS thường mua loại 16-25, giá là 30GBP/năm, khi đi nhớ mang theo ảnh thẻ và ID nhé.

Việc làm thêm

 

Apply National Insurance Number. Nếu bạn nào muốn đi làm hợp pháp ở UK thì đều phải có NI number. Hiện tại các bạn đã có thể tự mình apply online. Đây là số để các bạn có thể khai thuế. Hiện tại xin NI number rất lâu nên các bạn nên xin càng sớm càng tốt.

Cách tìm việc làm thêm:

  • Search jobs page tại thành phố bạn sống 
  • Tìm trên page giới thiệu việc làm của trường 
  • Đến các nhà hàng quanh khu vực nộp CV 

Lưu ý là bạn nên theo dõi mức lương tối thiểu mà chính phủ đưa ra cho từng độ tuổi. Mình đã từng xin vào 1 nhà hàng Thái và đã bị ép trả lương dưới mức tối thiểu mà chính phủ đưa ra tận 2GBP/1 giờ. Các bạn nên hỏi rõ mức lương và kí hợp đồng lao động để tránh bị ép lương nhé.

Mở thẻ ngân hàng

 

Ở UK có rất nhiều ngân hàng có nhiều ưu đãi cho SV như Barclays, Lloyds, HSBC,… nhưng việc mở thẻ ngân hàng ở Barclays khá phức tạp. Các bạn cần phải có visa trên 1 năm mới có thể mở được nếu visa các bạn có thời hạn ít hơn 1 năm sẽ không được mở thẻ.

Các bạn cần xin một thư xác nhận từ trường của mình để chứng minh các bạn học tại đây để mở thẻ, các bạn chỉ cần đến student service xin giấy để mở thẻ ngân hàng là được. Ngoài ra các bạn cần phải có hợp đồng nhà để chứng minh địa chỉ ở UK.

Khám chữa bệnh tại UK

 

Đăng ký General Pratice (GP), đây là bác sĩ gia đình. Hầu như ở UK, tất cả mọi vấn đề về sức khoẻ của các bạn cần liên hệ với bác sĩ gia đình gần nơi ở của bạn. Khi có vấn để về sức khoẻ các bạn chỉ cần liên hệ thăm khám với GP gần với nơi ở của bạn. GP của bạn cũng sẽ là người nhắc nhở các bạn khi đến lượt bạn tiêm vaccine hoặc có những đợt test để phòng ngừa các bệnh ung thư.

Các bạn chỉ cần đến Medical Center gần khu bạn sống và bảo họ bạn muốn đăng ký, họ sẽ đưa cho bạn form khai. Các bạn nhớ đem BRP và passport theo nhé. Hệ thống y tế ở UK rất tốt, các bạn cũng đã bỏ ra một số tiền rất lớn để mua bảo hiểm du học nên đừng ngại khi có các vấn đề về sức khoẻ. Tất cả mọi chi phí về thăm khám đều free nha.

Kết

 

Mình hi vọng với những kinh nghiệm cá nhân của mình có thể giúp đỡ các bạn trong công cuộc theo đuổi ước mơ của mình tại Anh Quốc nhé :).

Chia sẻ qua:

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top