Blog

Kinh nghiệm du học Phần Lan – chương trình trao đổi sinh viên Erasmus

Du học Phần Lan với chương trình Eramus vừa thú vị vừa giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều tiền, được hưởng học bổng sinh hoạt phí nữa. Bài viết này Tâm sẽ chia sẻ toàn bộ trải nghiệm của mình trong 1 năm học trao đổi du học Phần Lan: cách nộp đơn ra sao, thời gian học như thế nào, những trải nghiệm cần lưu ý về cách đăng ký học phần…

Mục lục đọc nhanh

Chương trình Erasmus là gì?


Erasmus là chương trình trao đổi sinh viên của liên minh Châu Âu. Hầu hết các sinh viên du học ở Châu Âu đều chọn đi các chương trình này để thay đổi không khí cũng như môi trường học tập.

Bạn có thể đăng ký học ở bất kỳ nước và nào tại Châu Âu có chương trình này. Đây là điều tuyệt vời khi các bạn du học ở Châu Âu, học phí thì đóng tại trường ban đầu bạn đi du học rồi nên không phải lo về chi phí học có cao hơn không.

Thậm chí chương trình còn hỗ trợ một phần sinh hoạt phí khi bạn đi học ở các nước khác nữa, nghe thích đúng không nào.

Năm 2018, mình chọn đi Phần Lan trong một chương trình trao đổi sinh viên của Liên minh Châu Âu – Erasmus+ mà trường của mình phát động.

Erasmus cho bạn tổng cộng là 12 tháng đi trao đổi – exchange và thực tập – internship.

Do đó mình xin đi trao đổi 2 học kì ở Phần Lan và mỗi kì đều phải xin lại, cũng như làm hồ sơ lại từ đầu như kì 1 – mỗi kì học kéo dài từ 3.5 tháng đến 4 tháng.

Thời gian chương trình Erasmus


Giả dụ nếu kì thứ 2 bạn muốn trao đổi qua nước khác được không? Câu trả lời là được nha.

Về trường mình thì cá nhân mình nghĩ họ đã rất nhiệt tình trong việc tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm. Lưu ý, ở đây mình không bàn, cũng không so sánh nhiều về chất lượng giáo dục và chương trình học.

Các trường khác mình không rõ nhưng trường mình ở mỗi năm có 2 đợt tuyển cho chương trình Erasmus+ này, thường là trước học kì mới bắt đầu khoảng 3 tháng như cuối tháng 10 cho kì mùa xuân vào tháng 1 và tháng 3 cho kì mùa thu vào tháng 8.

Tuy nhiên, các nước ở Châu Âu có thời gian nhập học vào các kì khác nhau và kì thu luôn là kì chính thức ở cả Việt Nam và Châu Âu. Ví dụ: ở Ba Lan kì thu bắt đầu vào đầu tháng 10 và kì xuân bắt đầu khoảng đầu tháng 2, trong khi đó ở Phần Lan kì thu sẽ là tháng 8 và kì xuân vào đầu tháng 1.

Đây cũng là một câu chuyện dở khóc dở cười mà thật khó quên của mình vì khi đó mặc dù mình đã hoàn tất hết tất cả hồ sơ của chương trình và thông qua 2 trường nhưng vẫn đi học trễ và phải học bù rất nhiều luôn.

Tình huống khi đó là kì thi cuối kì ở Ba Lan chưa diễn ra thì bên Phần mọi người đã đi học được 1 tháng rồi. May thay, trường bên Phần của mình chia ra 2 giai đoạn trong 1 học kì, nên mình vẫn tham gia được giai đoạn 2.

Tuy nhiên nếu mà chương trình ở Phần giống ở Ba Lan là các môn được học xuyên suốt cả một học kì thì chắc chắn mình đã lỡ kì thi giữa kì và sẽ phải trở về với một đóng môn nợ.

Do đó, nếu các bạn tham gia chương trình này nhớ lưu ý và hỏi kĩ các bên trường nếu như bạn đến trễ thì các phần thi và bạn phải hoàn tất như thế nào nhé. Lúc đó mình đã gửi email điên cuồng cho các giáo viên để hỏi đấy.

Quá trình tham gia du học Phần Lan với chương trình Erasmus?


Quá trình tham gia vô cùng đơn giản, các trường trong liên minh Châu Âu hầu như đều tạo điều kiện cho sinh viên học tập và phát triển, cũng như là bước đệm cho sự nghiệp trong tương lai.

Lúc đó, trường mình đã gửi email giới thiệu về chương trình và khuyến khích tham gia. Mình chỉ cần điền form đăng kí bao gồm 6 nguyện vọng chọn trường nhé. Sau đó, đợi xét duyệt.

Chỉ cần các bạn đủ yêu cầu về ngôn ngữ – English B2 thông qua phần phỏng vấn với người phụ trách để xem các bạn có am hiểu về trường các bạn chọn cũng như sự nhiệt huyết các bạn gửi gắm vào chuyến đi này.

Nếu thông qua thì sẽ đến ngày gặp gỡ người phụ trách để nghe phổ biến về quy trình thôi.

Trợ cấp sinh hoạt phí của chương trình trao đổi sinh viên Eramus


Trong lúc nghe phổ biển quy trình, các bạn sẽ được biết mức trợ cấp mà chương trình sẽ cho bạn theo từng vùng của Châu Âu. Ví dụ các nước trong nhóm Bắc Âu và các nước có mức sống cao sẽ là 500eur/tháng như mình đi Phần Lan, và các nước như Đức, Pháp sẽ là 450 eur/ tháng.

Tiếp theo đó là email cho trường đối tác để chọn các môn học tương đồng với trường hiện tại của mình. Phần này sẽ có biểu mẫu và nó sẽ đi theo suốt quá trình đi trao đổi, nó như bản cam kết giữa 2 trường vì luôn được kí xác nhận giữa 2 bên.

Ví dụ, khi đến nên bạn có học đúng các môn đã chọn không? Có gặp vấn đề phải thay đổi không? Nếu có phải làm bản mới và phải được kí xác nhận giữa 2 trường lần nữa.

Cuối cùng khi bạn trở về thì bạn có hoàn tất đúng các môn học đã chọn không? Có đạt yêu cầu không? Nếu không các bạn phải học lại môn còn thiếu. Nếu học dư thì sẽ được bù cho các môn không thông qua hoặc phải trả thêm học phí (nếu không thể bù).

Chỗ này nên hỏi kĩ trường về việc tính theo từng môn hay từng chỉ – credit. Lúc đó ở Ba Lan môn nào cũng 5 chỉ nhưng Phần Lan thì chỉ có 2-3 credit tùy từng môn học. Do mình không để ý cũng không hỏi mà học 9 môn trong 1 học kì.

Lúc về đây, nếu không nhờ các cô phụ trách sắp xếp cho mình lại thì chắc mình đã phải trả rất nhiều học phí.

Lưu ý: mình học ở Ba Lan là có đóng học phí nên dù tham gia chương trình này là học ở nước khác và được trợ cấp ăn ở nhưng các bạn vẫn phải đóng đủ học phí của kì học đó với trường ở Ba Lan..

Tuy nhiên, sau khi mình biết được ở bên Phần Lan lúc đó là đã thu học phí nhưng vẫn có chương trình học bổng nên xem như không có thu gì nên trợ cấp của các bạn bên đó nếu tham gia chương trình thì ít hơn của mình 1 nửa.

Chia sẻ qua:

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top